Ph
TIẾT HỌC STEM
Các môi trường sống chứa nước mặn là vùng nước mặn. Đối với động vật có khả năng sinh sống trong môi trường nước mặn đòi hỏi phải có các cơ chế điều chỉnh đặc biệt như các bài tiết hay thận có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn giống như các loài cá sống ở biển được nhờ khả năng thận tích lũy các chất thải và trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Thực vật cũng tương tự như động vật, các loài cây có khả năng thích nghi với môi trường sống nước mặn gọi là cây ưa mặn hay cây chịu mặn. Điều đó ngược lại với các loài động, thực vật nước ngọt, tập trung chủ yếu ở ao, hồ, sông. Riêng với nước lợ có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, thường có ở khu vực cửa sông do có sự pha trộn của nước biển và nước ngọt từ sông đổ ra, vì thế môi trường rộng lớn nhất trên thế giới, chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển.
Trong môi trường nước mặn, cá nước mặn sẽ tung tăng bơi lội. Thế nhưng nếu bắt cá thả vào nước ngọt thì chúng có sống được không?
Hầu hết các loài cá chỉ có thể sống một trong hai môi trường (nước mặn hoặc nước ngọt, phụ thuộc vào khả năng chịu mặn của cơ thể. Tuy nhiên, một số loài cá có thể sống ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng được gọi chung là nhóm cá rộng muối. Các nhà khoa học xác định phần lớn cá mập sống ở nước mặn đúng không nào, tuy nhiên, khả năng còn nhiều loài cá mập khác sinh sống trong vùng nước ngọt chưa được các nhà nghiên cứu phát hiện. Cá mập sông là loại cá đặc biệt, có thể sống ở nước mặn và nước ngọt. Các con có muốn khám phá về loài cá này không? Cá mập sông sinh sống trong các vùng nước ngọt tại Ấn Độ, Đông Nam Á và nhiều khu vực thuộc Úc. Tuy nhiên, hiếm khi con người được tận mắt nhìn thấy chúng. Mặc dù thuộc họ nhà cá mập song cá mập sông lại dường như vô hại với con người. Ngoài ra, chính hoạt động đánh bắt cá, nạn ô nhiễm môi trường và sự phát triển nhanh chóng của con người đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của 5 loài cá mập Cá mập răng dáo là một trong những loài có khả năng sinh sống trên các con sông trồng cây đước và lực nước chảy khá xiết. Chúng phát triển phần vây lớn trên lưng. Răng mọc sâu dưới hàm, khá nhỏ và trông giống như chiếc dáo nên chúng mới có tên là "Cá mập răng giáo".